Tương quan giữa ngũ hành của cung mệnh, chính tinh thủ mệnh và bản mệnh

Sau khi bạn xác định được âm dương của 1 người là thuận lý hay nghịch lý, mệnh và cục có tương quan như thế nào bạn đã có thể biết được cơ bản về mức độ thuận lợi của lá số một người. Sau khi xét 2 bước trên thì cần phải xác định tương quan giữa ngũ hành của cung mệnh, chính tinh thủ mệnh và bản mệnh cũng như ngũ hành của cung thân, chính tinh đóng tại cung thân và cục.

 
Để tiện tra cứu, mình xin đưa ra các kết luận trước sau đó diễn giải các kết luận đó sau.

Tương quan giữa hành của cung mệnh, chính tinh thủ mệnh và bản mệnh

  • Xem cách xác định hành của cung mệnh hay bất cứ cung nào tại đây: Xác định ngũ hành của các cung trên lá số
  • Hành của chính tinh bạn chỉ cần xem màu của chính tinh đó khi được an trên lá số. Chính tinh có màu vàng là mệnh Thổ, có màu Đỏ là mệnh Hoả, màu xanh là mệnh Mộc, màu đen là mệnh Thủy và màu xám là mệnh Kim.
  • Ngũ hành của bản mệnh bạn xem ở Thiên Bàn ( trung tâm của lá số) Ví dụ: Đại Lâm Mộc tức bản mệnh là Mộc

Tương quan giữa hành của cung mệnh, chính tinh thủ mệnh và bản mệnh được khái quát trong bảng sau:

tuong quan hanh cung menh, chinh tinh, ban menh

Bảng 1

Có 2 tường hợp đặc biệt đó là có thể cung mệnh có 2 sao cùng toạ thủ và trường hợp cung mệnh vô chính diệu, chúng ta sẽ giải quyết như sau:

  • Trường hợp mệnh có 2 chính tinh toạ thủ: Nếu bản Mệnh được phù sinh bởi 2 chính tinh là tốt nhất; nếu bị khắc cả 2 cấp là xấu nhất. Bản Mệnh được sao nào sinh thì thịnh về sao đó, bị khắc sao nào thì xấu về phía sao đó. Chỉ nên chú ý đến hệ cấp sinh, khắc thứ 2 giữa chính tinh với bản Mệnh. Sự phân biệt thêm hệ thứ nhất làm phức tạp sự đánh giá. Trên thực tế, nếu có sự sai biệt giữa 2 trường hợp, điều đó không mấy quan trọng ở cấp thứ nhất.
  • Nếu cung Mệnh vô chính diệu, thì chỉ cần: Hành cung Mệnh phù sinh cho bản Mệnh thì tốt, trái lại, nếu khắc với bản Mệnh thì xấu.

Tiếp đến sau khi xem Mệnh cũng ta phải xem cung Thân như thế nào,

Tương quan giữa hành của cung Thân, chính tinh thủ tại Thân và Cục

Tương tự, khi xét về giai đoạn hậu vận của đời người, người coi số sẽ lấy hành của Cục làm chuẩn để xem xét mối tương quan giữa Cục, sao và cung an Thân
quan he giua cung than va chinh tinh

Bảng 2

Cũng có 2 trường hợp là cung Thân có 2 chính tinh toạ thủ và cung Thân không có chính tinh nào toạ thủ (Vô Chính Diệu)

  • Nếu Cục được phù sinh bởi 2 chính tinh là tốt nhât; nếu bị khắc cả 2 cấp là xấu nhất. Cục được sao nào sinh thì thịnh về sao đó, bị khắc sao nào thì xấu về phía sao đó. Chỉ nên chú ý đến hệ cấp sinh, khắc thứ 2 giữa chính tinh của Thân và Cục. Sự phân biệt thêm hệ thứ nhất làm phức tạp sự đánh giá. Trên thực tế, nếu có sự sai biệt giữa 2 trường hợp, điều đó không mấy quan trong ở cấp thứ nhất… Như vậy, khi xem hậu vận con người, cần xét cẩn trọng cung Thân với Cục, lấy đó làm cơ sở chính để đưa ra lời luận giải.
  • Trường hợp cung Thân vô chính diệu thì chỉ xét hành của cung Thân và Cục

Các bước và nguyên tắc luận giải tương quan ngũ hành giữa bản mệnh, chính tính thủ mệnh/thân, cung an mệnh/thân và cục

Bước 1: Xem xét tương quan hành khí của Chính Tinh và hành bản mệnh

Đây là nguyên tắc quan trọng nhất, xét về tương quan giữa hành khí của sao và hành bản Mệnh.

  • Hành sao sinh hành Mệnh: Trường hợp này hành sao bị hao tổn, bị chiết giảm mà ảnh hưởng xấu tốt của sao bị yếu đi nên Mệnh được hưng vượng lên, nghiã là sao làm lợi cho Mệnh cho dù đó là cát tinh hay hung tinh. Nếu là cát tinh sáng sủa thì đưa đến lợi ích trọn vẹn cho Mệnh nhưng nếu cát tinh lạc hãm thì Mệnh tuy cũng hưởng lợi nhưng không được toàn vẹn vì sao bị hãm địa. Nếu là hung tinh sáng sủa thì các tính chất tốt xấu của nó cũng khiến bản Mệnh hưng thịnh lên và nếu hung tinh lạc hãm thì cũng ít bị nguy hại hơn vì hành sao bị hao tổn nên ảnh hưởng xấu của nó không thể tác họa mạnh tới Mệnh, trong khi bản Mệnh lại được hưng thịnh vì đã được sao phù sinh.
  • Hành sao đồng hành cùng hành Mệnh: Trường hợp này cả hai đều được hưng vượng lên. Mọi ảnh hưởng tốt hay xấu của sao dù là cát tinh hay hung tinh lên Mệnh vẫn phát huy mạnh mẽ ảnh hưởng của chúng, tuy nhiên bản Mệnh mang những đặc tính của sao nên sao đó thuộc về mình, mình hoàn toàn chỉ huy được sao một cách trọn vẹn vì thế hành khí của bản Mệnh được hưng thịnh lên, do đó hành sao đồng hành với bản của bản Mệnh với Cục, sao và cung mệnh thì tốt nhất
  • Hành Mệnh sinh hành sao: Trường hợp này hành khí của sao được hưng thịnh lên, trong khi bản Mệnh bị hao tổn. Vì hành khí của sao hưng thịnh lên nên cho dù cát tinh có sáng sủa cũng không đem lại lợi ích cho Mệnh mà còn làm cho Mệnh bị hao tổn khi sao phát huy tính chất của nó. Tệ hại nhất là khi hung tinh lạc hãm sẽ gây bất lợi cho Mệnh nhiều hơn do các tính chất xấu của nó phát huy ảnh hưởng.
  • Hành sao khắc hành Mệnh: Trường hợp này hành khí của sao vẫn giữ nguyên, nhưng bị giam cầm bó tay không hoạt động được còn bản Mệnh bị hao tổn, thiệt hại rất nhiều, có nghĩa là sao hoàn toàn chủ động gây nhiều điều bất lợi cho bản Mệnh. Cho dù cát tinh miếu vượng thì mọi tính chất tốt đẹp của sao cũng không đem lại điều gì tốt lành cho bản Mệnh thậm chí còn làm cho Mệnh bị mệt mỏi, tuy nhiên vì là cát tinh nên cũng đỡ lo ngại. Còn nếu là hung tinh thì thật là bất lợi cho Mệnh, nhất là khi hung tinh hãm địa thì tính chất xấu của nó càng làm cho bản Mệnh thêm bất lợi, nguy hại.
  • Hành Mệnh khắc hành sao: Trường hợp này hành sao bị tổn hại, suy yếu nên cường độ ảnh hưởng xấu tốt của sao bị giảm rất nhiều trong khi Bản Mệnh bị giam cầm bó tay không hoạt động được, nghĩa là sao đó không thuộc về mình và bản Mệnh không chỉ huy được sao. Dù là cát tinh sáng sủa hay lạc hãm thì Mệnh cũng chịu ảnh hưởng không nhiều tính chất tốt (nếu sáng sủa) hay Mệnh thì tốt nhất.
    nhiều tính chất tốt (nếu sáng sủa) hay xấu (nếu lạc hãm) của sao. Hung tinh đắc địa hay hãm địa cũng vậy, do hành Mệnh khắc hành sao làm cho hành khí của sao bị suy yếu đi nhiều nên ảnh hưởng tính chất xấu tốt của sao lên Mệnh không còn là bao trong khi hành Mệnh bị giam cầm không hoạt động được nên trường hợp này cũng không tốt cho bản Mệnh.

Bước 2: Xét tương quan giữa hành Mệnh và hành cung để xét đoán Mệnh thịnh hay suy

  • Hành cung sinh hành Mệnh: Trường hợp này hành bản Mệnh nhờ được hành cung sinh xuất nên bản Mệnh thêm vững chắc, hưng thịnh. Đây là trường hợp tốt nhất khi xét mối tương quan giữa hành Mệnh và hành cung.
  • Hành cung đồng hành cùng hành Mệnh: Trường hợp này hành bản Mệnh bình hòa với hành cung nên cả 2 đều hưng thịnh nên không xấu. Vì không có sự sinh ­ khắc giữa hành bản Mệnh và hành cung nên mối tương quan này không thật tốt, cũng không thật xấu mà chỉ ở mức bình thường. Tuy nhiên, sự bình hòa về hành cũng thêm một lợi điểm cho lá số nếu so với 3 trường hợp dưới đây.
  • Hành cung khắc hành Mệnh: Trường hợp này hành bản Mệnh bị hành cung khống chế, làm suy tổn sinh khí nên xấu nhất. Trong trường hợp này, bản Mệnh luôn bị mỏi mệt, nguy hại và bất lợi nên rất cần có sự phù trợ của các sao để quâ cần có sự phù trợ của các sao để quân bình sự bất lợi cho lá số.
  • Hành Mệnh khắc hành cung: Trường hợp này hành bản Mệnh tuy khắc xuất hành cung nhưng bản Mệnh cũng không được lợi ích gì, vì để làm suy yếu hành cung thì hành bản Mệnh phải tổn hao nguyên khí nên bản Mệnh bị giam cầm, bó tay không hoạt động được. Trường hợp này tuy không phải xấu nhất nhưng cũng là điểm bất lợi cho lá số khi xét về tương quan giữa hành bản Mệnh với hành cung.
  • Hành Mệnh sinh hành cung: Trường hợp này hành bản Mệnh sinh xuất cho hành cung nên hành khí của cung được hưng vượng lên, tốt thêm lên nhưng bản Mệnh lại bị tiết khí, hao tán vì thế nên xấu. Đây cũng là điểm bất lợi cho lá số, rất cần có sự phù trợ của các sao để quân bình lại sự bất lợi cho lá số.

Bước 3: Xét tương quan giữa hành của tam hợp cục của cung an Mệnh với hành bản Mệnh.

  • Tam hợp cung Mệnh sinh hành Mệnh: Trường hợp này hành bản Mệnh được hưng thịnh nên tốt nhất.
  • Tam hợp cung Mệnh hòa hành Mệnh: Trường hợp này hành bản Mệnh và hành của Tam hợp cung Mệnh bình hòa, cả 2 đều được hưng thịnh lên, không có sinh ­ khắc nên tốt. Tuy nhiên vì bình hòa nên mức độ tốt thua kém trường hợp Tam hợp cung Mệnh sinh hành bản Mệnh.
  • Tam hợp cung Mệnh khác hành Mệnh: Trường hợp này hành bản Mệnh bị suy tổn nhiều, bị chết nên xấu nhất.
  • Mệnh khắc hành Tam hợp cung Mệnh: Hành bản Mệnh tuy khắc thắng (khắc xuất) nhưng cũng chẳng được lợi ích gì vì bản Mệnh bị bó tay, không hoạt động được nên xấu.
  • Mệnh sinh hành Tam hợp cung Mệnh: Trường hợp này hành bản Mệnh bị tiết khí hao tán, suy kiệt nên xấu nhì.

Bước 4:  Xét tương quan giữa hành cung với hành sao.

Nguyên tắc này tương đối không quan trọng, chỉ mạng ý nghĩa gia giảm chút ít.

  • Hành cung sinh hành sao: Trường hợp này đẹp nhất vì sao được cung phù trợ, nuôi dưỡng, bồi đắp nên hành khí của sao được hưng thịnh.
  • Hành cung đồng hành với hành sao: Trường hợp này bình thường, không xấu, không tốt vì hành của cung bình hòa với hành của sao nên hành khí của sao không thay đổi.
  • Hành sao sinh hành cung: Trường hợp này xấu vì hành sao sinh xuất cho hành cung nên bị hao tổn, tiết khí mà yếu đi.
  • Hành sao khắc hành cung: Trường hợp này cũng xấu bởi hành sao tuy khắc thắng hành cung nhưng không có lợi gì vì bị giam cầm không hoạt động được.
  • Hành cung khắc hành sao: Trường hợp này xấu nhất vì hành sao bị khắc nhập nên thiệt hại nhiều nhất, những ý nghĩa tốt đẹp của sao đã bị khắc chế mà kém đi về hiệu lực.

Bước 5: Xét tương quan giữa hành của bản Mệnh với hành của Cục.

Hành Cục tương đồng với hành bản Mệnh: Trường hợp này cả hai hành không có sự sinh ­ khắc nên cả 2 đều được hưng vượng lên nên tốt.
Hành Cục sinh hành bản Mệnh: Trường hợp này hành bản Mệnh được hành Cục phù trợ, bồi đắp, nuôi duỡng vì thế mà được hưng thịnh nên tốt. Đây là trường hợp tốt nhất khi xét về tương quan liên hệ giữa hành bản Mệnh với hành Cục.
Hành bản Mệnh sinh hành Cục: Trường hợp này xấu vì hành Mệnh bị suy yếu do sinh xuất cho hành Cục, trong khi hành Cục được hưng thịnh (nhờ được hưởng sinh nhập) nên không tốt cho bản Mệnh.
Hành bản Mệnh khắc hành Cục: Trường hợp này cũng không đẹp vì hành của bản Mệnh tuy khắc xuất hành Cục nên cũng bị hao tổn hành khí vì thế mà bản Mệnh bị giam cầm, bó tay không hoạt động được. Dẫu vậy, trường hợp này cũng không có hại, mà chỉ ở mức trung bình.
Hành Cục khắc hành bản Mệnh: Trường hợp này xấu nhất trong mối quan hệ giữa hành Cục và hành Mệnh. Ở đây, hành khí của bản Mệnh bị suy thoái do chịu sự khắc nhập từ hành Cục.

Bảng 1 ở trên đã giải thích các khía cạnh này

Nếu cung Mệnh có 2 chính tinh đồng cung, thì chỉ cần nắm vững quy tắc sau:
Nếu bản Mệnh được phù sinh bởi 2 chính tinh là tốt nhất; nếu bị khắc cả 2 cấp là xấu nhất. Bản Mệnh được sao nào sinh thì thịnh về sao đó, bị khắc sao nào thì xấu về phía sao đó. Chỉ nên chú ý đến hệ cấp sinh, khắc thứ 2 giữa chính tinh với bản Mệnh. Sự phân biệt thêm hệ thứ nhất làm phức tạp sự đánh giá. Trên thực tế, nếu có sự sai biệt giữa 2 trường hợp, điều đó không mấy quan trọng ở cấp thứ nhất.
Nếu cung Mệnh vô chính diệu, thì chỉ cần: Hành cung Mệnh phù sinh cho bản Mệnh thì tốt, trái lại, nếu khắc với bản Mệnh thì xấu.

Bước 6: Xét hành của cung thân, chính tinh và Cục

Tương tự, khi xét về giai đoạn hậu vận của đời người, người coi số sẽ lấy hành của Cục làm chuẩn để xem xét mối tương quan giữa Cục, sao và cung an Thân, được khái quát ở Bảng 2 ở trên.
Nếu cung Thân có 2 chính tinh đồng cung, thì chỉ cần nắm vững quy tắc sau:
Nếu Cục được phù sinh bởi 2 chính tinh là tốt nhất; nếu bị khắc cả 2 cấp là xấu nhất. Cục được sao nào sinh thì thịnh về sao đó, bị khắc sao nào thì xấu về phía sao đó. Chỉ nên chú ý đến hệ cấp sinh, khắc thứ 2 giữa chính tinh của Thân và Cục. Sự phân biệt thêm hệ thứ nhất làm phức tạp sự đánh giá. Trên thực tế, nếu có sự sai biệt giữa 2 trường hợp, điều đó không mấy quan trong ở cấp thứ nhất… Như vậy, khi xem hậu vận con người, cần xét cẩn trọng cung Thân với Cục, lấy đó làm cơ sở chính để đưa ra lời luận giải.
Như vậy, nguyên lý của Ngũ hành thật phức tạp, đòi hỏi người tìm hiểu về văn hóa dân gian phải nắm chắc những kiến thức cơ bản nhưng cũng đặc biệt linh động của Ngũ hành để vận dụng luận giải trong tùy

Viết một bình luận